Muốn được cấp phép xây dựng bể bơi chúng ta cần đáp ứng những điều kiện gì ?
Bạn đang có dự án xây dựng bể bơi như bể bơi gia đình, bể bơi trẻ em, bể bơi kinh doanh… Bạn đang thắc mắc là điều kiện để được cấp phép xây dựng bể bơi và quy trình giấy phép xây dựng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.
1.Giấy phép xây dựng bể bơi là gì
Nhu cầu bơi để chống đuối nước, rèn luyện sức khỏe cũng như đáp ứng nguyện vọng giải trí, giải nhiệt mùa hè của mọi người ngày càng phổ biến. Vậy nên các cơ sở kinh doanh dịch vụ bể bơi khá phát triển và ngày càng mở rộng về quy mô và chất lượng. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng dịch vụ cũng như hoạt động bền vững của bể bơi. Tránh việc xây dựng tràn lan, gây mất an toàn khi bơi. Đồng thời đảm bảo chất lượng về nước, công trình bể bơi và trải nghiệm của người sử dụng.
Cấp phép xây dựng hồ bơi là giấy tờ pháp lý chứng thực hồ bơi của bạn đảm bảo đã thực hiện đúng pháp luật. Mặt khác giúp bạn giải quyết và bảo vệ bạn các vấn đề pháp lý sau này. Khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng bể bơi, lúc nào bạn mới được tiến hành thi công bể bơi.
2. Điều kiện để được cấp phép xây dựng bể bơi
Theo thông tư 03/2018/TT – BVHTTBL, Tất cả các bể bơi muốn xây dựng đều cần phải được cấp giấy phép để có thể dễ quản lý và đảm bảo sử dụng an toàn cho con người. Mỗi loại hình bể bơi sẽ có quy định riêng
Bạn lo lắng về các thủ tục xin cấp phép xây dựng hồ bơi gia đình phức tạp? Đừng lo lắng bởi các thủ tục xin cấp phép xây dựng bể bơi gia đình vô cùng đơn giản
2.1 Hồ sơ xin cấp phép xây dựng hồ bơi gia đình
Để việc xin cấp phép xây dựng hồ bơi được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, bạn cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể.
Những giấy tờ trong hồ sơ xin phép xây dựng bao gồm:
+ Đơn đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng (viết tay)
+ Bản sao giấy chứng minh quyền sử dụng đất
+ Bản vẽ thiết kế thi công công trình bể bơi
+ Cam kết liên quan
+ Bản cam kết đảm bảo môi trường và an toàn thi công
2.2 Hồ sơ cấp phép xây dựng bể bơi đối với bể bơi kinh doanh
Giống với hồ sơ xin cấp phép xây dựng bể bơi gia đình. Nhưng để bể bơi xây dựng xong được đi vào hoạt động thì chủ cơ sở kinh doanh phải làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bể bơi.
Cơ sở vật chất thiết bị bể bơi là điều kiện quan trọng nhất mà chủ doanh nghiệp cần nắm được trước khi tiến hành chuẩn bị xây dựng hồ bơi.
Nếu cơ sở vật chất đầy đủ sẽ mang đến công trình hồ bơi chất lượng,còn nếu cơ sở không đáp ứng các yêu cầu quy định theo Thông tư 03/2018/TT-BVHTTDL thi công trình hồ bơi sẽ không được đi vào hoạt động.
a) Điều kiện về nhân viên chuyên môn
a1. Nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện
- Là hướng dẫn viên, huấn luyện viên hoặc vận động viên ít nhất là đẳng cấp cấp II
- Sở hữu cấp chuyên nhành thể dục thể thao tư bậc trung cấp trở lên
- Sở hữu giấy chứng nhận chuyên mô do Liên đoàn thể thao quốc tế, Liên đoàn thể thao quốc gia cấp
- Sở hữu Giấy chứng nhạn được đào tạo chuyên môn của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
a2. Nhân viên cứu hộ
- Nhân viên cứu hộ luôn thường trực khi có người tham gia tập luyện;
- Số lượng nhân viên cứu hộ đảm bảo tỷ lệ 200m2 bể bơi/nhân viên, đảm bảo tỷ lệ 50 người bơi/nhân viên;
- Nhân viên cứu hộ có chứng nhận chuyên môn cứu hộ do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp
a.3 Nhân viên y tế:
Để được cấp giấy phép kinh doanh bể bơi thì đảm bảo trong thời gian bể bơi hoạt động, phải có nhân viên y tế có chuyên môn thường trực. Có đủ trình độ cấp cứu, trình độ chuyên môn theo quy định.
b. Điều kiện về cơ sở vật chất
b.1/ Bể bơi:
- Kích thước: tối thiểu 8m x18m;
- Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m;
- Thành bể, đáy bể sạch, gạch lát nền không nứt vỡ
b.2/ Bục nhảy:
- Chỉ được lắp bục nhảy bơi đối với bể bơi sâu tối thiểu 1,35m;
- Đối với bể nhảy cầu, chiều sâu của bể tối thiểu phải bằng nửa chiều cao tính từ mặt nước đến vị trí đặt bục nhảy.
b.3/ Sàn bể bơi:
Sàn xung quanh bể bơi phải phẳng không đọng nước, không trơn trượt, đảm bảo các điều kiện an toàn.
b.4/ Bồn nhúng chân:
- Chiều sâu bồn nhúng chân từ 0,15m – 0,2m;
- Lát gạch tráng men, độ trong và độ clo dư tốt.
b.5/ Tiêu chuẩn về nước:
- Nước bể bơi đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/BYT năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Ngoài ra, để được cấp giấy phép kinh doanh thì hồ bơi cần phải đảm bảo các yêu cầu khác. Như về âm thanh, ánh sáng, có phòng ý tế, mật độ người tham gia, các quy định về thời gian hoạt động, vệ sinh, môi trường, phòng chống cháy nổ …
c. Điều kiện về trang thiết bị
c.1/ Dây phao
- Dây phao ngang: căng ngang bể bơi để chia khu vực có độ sâu từ 1m trở xuống cho người chưa biết bơi và ngăn cách với khu vực có độ sâu hơn 1m;
- Dây phao dọc: căng dọc theo đường bơi cho các bể bơi có độ sâu từ 1,40m trở lên và dùng cho các đối tượng đã biết bơi;
c.2/ Trang bị cứu hộ
- Sào cứu hộ: Mỗi một bể bơi phải có ít nhất 06 sào cứu hộ 2,50m, sào cứu hộ được sơn màu đỏ – trắng.
- Phao cứu sinh: Mỗi bể bơi phải có tối thiểu 06 chiếc phao cứu sinh
- Ghế: Ghế cứu hộ phải cao ít nhất 1,50m (tính từ mặt bể).
2.3 Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi
Để xin giấy phép kinh doanh bể bơi chủ kinh doanh sẽ thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận kinh doanh bể bơi
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép
- Hồ sơ nhân sự của chủ cơ sở có xác nhận của địa phương
- Hồ sơ nhân sự của Huấn luyện viên chuyên sâu
- Xác nhận của chính quyền địa phương;
- Cam kết đảm bảo an ninh trật tự;
Bước 2: Chủ cơ sở nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Sau khi hoàn tất hồ sơ, chủ kinh doanh mang hồ sơ lên nộp tại Sở Văn Hóa – Thể thao – Du lịch nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Nhận Giấy phép kinh doanh bể bơi.
Thông thường nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, chủ kinh doanh sẽ được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh bể bơi sau 5 ngày làm việc.
3. Quy trình cấp phép xây dựng hồ bơi
Sau khi hoàn thành hồ sơ xin cấp phép xây dựng hồ bơi. Các quy trình cấp phép được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức, đơn vị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã được hướng dẫn trên để đảm bảo tiết kiệm thời gian.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
+ Các hồ sơ hợp lệ được cấp giấy hẹn
+ Hồ sơ không hợp lệ cần được tiến hành thực hiện theo đúng quy định pháp luật